Tại Việt Nam, thị trường mua bán máy đã hình thành từ khá lâu và đã có bước phát triển nhất định cùng với quá trình phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xây dựng. Tuy nhiên, thị trường cho thuê thiết bị xây dựng lại là thị trường béo bở và đem lại hiệu quả cao, bởi biện pháp này có thể sử dụng được tối đa công suất đồng thời giảm chi phí đầu tư mua sắm ban đầu cùng các chi phí bảo quản, hao mòn.
Thực trạng thị trường thiết bị xây dựng tại Việt Nam hiện nay
Chi phí đầu tư mua sắm máy xây dựng mới là khá cao, nên tại thị trường Việt Nam hiện nay, việc nhập khẩu chiếm đến 95% là máy cũ đã qua sử dụng. Bên cạnh lý do khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh thì bởi mức giá của máy cũ nhập tương đối hấp dẫn, chỉ bằng 1/3 ÷ 1/4 so với giá mua mới. Một số nước, có lượng máy xây dựng nhập khẩu lớn vào Việt Nam có thể kể đến như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ, với các hãng nổi tiếng như: Komatsu (Nhật Bản), Hitachi (Nhật Bản), Kobelco (Nhật Bản), Doosan (Hàn Quốc), Hyundai (Hàn Quốc), Daewoo (Hàn Quốc) và Caterpillar (Mỹ).
Thị trường mua bán cho thuê thiết bị xây dựng
Tại Việt Nam, thị trường mua bán máy đã hình thành từ khá lâu và đã có bước phát triển nhất định cùng với quá trình phát triển của ngành công nghiệp sản xuất xây dựng. Tuy nhiên, số lượng máy và thiết bị thi công xây dựng nhập khẩu cũ có xuất xứ từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường. Trong khi đó, thị trường nhập khẩu và mua bán thiết bị xây dựng mới 100% lại chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với các thương hiệu đã được biết đến ở Việt Nam như MINGYU, Dynapac, Liugong, XCMG… bởi yếu tố giá bán thấp và rất cạnh tranh so với chủng loại thiết bị xây dựng cùng loại có xuất xứ từ các nước phát triển.
Có thể nhận thấy nhu cầu mua bán máy nhập khẩu , cho thuê thiết bị xây dựng nhộn nhịp tại các tỉnh, thành có điều kiện kinh tế xã hội phát triển và đầu tư xây dựng lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương… với rất nhiều địa chỉ cho thuê thiết bị xây dựng xây dựng đáp ứng tối đa nhu cầu của bên thuê. Mặc dù chưa có thống kê chính xác nhưng theo ước tính có khoảng 450 đơn vị tham gia nhập khẩu các loại thiết bị máy xây dựng và cung cấp dịch vụ mua bán, thuê mướn thiết bị xây dựng trên thị trường.
Thị trường cho thuê thiết bị xây dựng – Xu hướng phát triển trong tương lai
Hiện nay, việc thuê máy và thiết bị thi công xây dựng là việc phổ biến và đem lại hiệu quả cao ở các nước phát triển, bởi biện pháp này có thể sử dụng được tối đa công suất đồng thời giảm chi phí đầu tư mua sắm ban đầu cùng các chi phí bảo quản, hao mòn. Tại Nhật Bản, nơi mà thị trường thuê máy rất phát triển, việc thuê máy và thiết bị thi công xây dựng từ nhiều năm qua được coi như là một giải pháp tối ưu của hầu hết các nhà thầu xây dựng, bởi số ít các nhà thầu có thể tự bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư mua sắm tất cả các loại máy và thiết bị phục vụ thi công xây dựng công trình. Trong khi đó, hiệu quả của việc đầu tư mua sắm thường không cao, việc vận chuyển thiết bị thi công đến công trường đặc biệt ở những nơi xa xôi thì tốn kém và tiềm ẩn rủi ro.