Một số thông tin cơ bản về giàn giáo-thiết bị trong lĩnh vực xây dựng

Giới thiệu chung về giàn giáo xây dựng

Giàn giáo hay dàn giáo là một loại thiết bị dùng trong lĩnh vực xây dựng. Trong tiếng Anh, nó còn được gọi là “Scaffold”, nghĩa là dụng cụ để người thợ xây, thợ sơn có thể đứng trên đó làm việc.

Trong những năm trước đây giàn giáo có cấu tạo thô sơ đơn giản với chất liệu thường làm bằng gỗ, tre…nhưng hiện tại chúng không còn hiệu quả, chất lượng an toàn không được đảm bảo, tuổi thọ sản phẩm thấp, dễ bị hư hỏng bởi các tác động từ bên ngoài.

Tùy vào từng công trình cụ thể mà các đơn vị xây dựng có thể chọn lựa một kiểu giàn giáo xây dựng phù hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chủng loại, đặc điểm và công dụng của giàn giáo trong xây dựng. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ phân tích một vài thông tin cơ bản về giàn giáo gửi đến quí đọc giả.

Giàn giáo là gì? Chủng loại và công dụng của giàn giáo

Theo đúng nghĩa nguyên thủy, thì giàn giáo là từ dùng để miêu tả một hệ cấu trúc dạng thanh hay dạng khung. Chức năng của nó là để nâng đỡ mặt sàn công tác cho con người có không gian an toàn khi làm việc trên cao. Nhưng ngày nay, giàn giáo trong xây dựng đã có những bước tiến về kỹ thuật và chức năng của nó cũng được mở rộng ra. Do đó, ta có thể định nghĩa giàn giáo theo một cách khác, bao quát hơn và chính xác hơn.

Theo đó, giàn giáo là một hệ thống khung thép được liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ thống khóa hoặc bu lông, đinh vít. Cấu trúc khung thép này được dùng để nâng đở con người trong quá trình xây dựng các công trình ở những vị trí cao mà con người không thể với tới được khi đứng trên mặt đất. Bên cạnh đó, giàn giáo còn là hệ thống khung đở, chằng chống, định hình coppha đổ bê tông. Ngoài ra, nó còn được dùng cho nhiều mục đích khác như bảo trì, vệ sinh, lắp đặt các chi tiết công trình, thậm chí trong một số trường hợp giàn giáo còn được sử dụng trong công tác cứu hỏa.

Ngày nay, các loại giàn giáo đã được cải tiến rất nhiều, vừa tăng cường khả năng chịu tải lại nâng cao độ an toàn cho các công nhân xây dựng và cả công trình. Các phụ kiện kèo theo giàn giáo cũng khá đa dạng, có thể kể đến một số loại phụ kiện phổ biến như mâm giàn giáo, cầu thang, kích tăng, giằng chéo…Mỗi loại phụ kiện có một công năng khác nhau được kết hợp với giàn giáo một cách khéo léo cho những mục đích sử dụng thích hợp, giúp mở rộng chức năng của giàn giáo lên rất nhiều.

Hình ảnh minh họa giàn giáo tại Công trình Huỳnh Gia Phát – Khu đô thị Thịnh Gia

Các loại giàn giáo trong xây dựng?

  • Giàn giáo khung – Được biết đến là loại dàn giáo truyền thống. Linh kiện giàn giáo: chốt khóa chéo, móc mâm, long đền,…
  • Hệ giàn giáo nêm: Hệ dàn giáo dùng cho việc chống sàn đổ bê tông sàn. Phụ kiện giàn giáo nêm gồm chốt u và chốt dẹp
  • Giàn giáo ringlock: Các mối liên kết chắc chắc, an toàn. Cấu tạo gồm các bộ phận cơ bản gồm: thanh giằng, đà chống, chống consol,… thanh chống với thiết kế chắc chắn, chịu lực tốt, cố định không bị rung lắc khi thi công Hình ảnh minh họa công trình Nhà Anh Lê Thế Hải – Cổng KCN Bàu Bàng Bình Dương.
  • Các thông số cơ bản của giàn giáo trong xây dựng

    • Chiều cao: 1.7 m
    • Chiều rộng: 1.53m
    • Ống pi 42 dày 2ly
    • Chủng loại: thép ống
    • Màu sắc: đỏ, cam, xanh, bạc,…
  • Các yêu cầu cần thiết thi thiết kế lắp đặt giàn giáo với các công trình phức tạp.

  • Có 2 tiêu chí quan trọng sử dụng khi thiết kế và thi công giàn giáo là:

    • Đủ chịu lực (bảo đảm về cường độ)
    • Bảo đảm độ ổn định của kết cấu giàn giáo

    Để đảm bảo tiêu chí thỏa mãn các yêu cầu về cường độ cần:

    • Tính toán đủ các tải trọng liên hệ giàn giáo

    Những tải trọng để tính toán giàn giáo cốp pha tham khảo Phụ lục 1 của TCVN 4453: 1995 kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối- quy phạm tgi công và nghiệm thu.

    • Ngoài ra, với các kết cấu có tải trọng rất nặng tác động như giàn giáo đỡ hệ cốp pha cho kết cấu dầm chuyền trong việc xây dựng nhà cao tầng, phải kể hết tải trọng tác động liên hệ giàn giáo, sót tải trọng sẽ dẫn đến sự cố là hệ giàn giáo không đủ sức chịu tải nên vật liệu của thanh bị phá hoại mà hư hỏng.
    • Khi tính toán giàn giáo theo cường độ, phải kiểm tra sự chịu lực của từng thanh trong hệ giàn giáo và sự chịu lực của các thanh khi ghép các thanh thành hệ khung giáo.
    • Cần lưu tâm khi nối các thanh ngắn thành dài, cần kiểm tra cường độ ở mói ghép giữa các thanh.
    • Vật liệu làm giàn giáo còn đủ tốt để sử dụng được. Cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật liệu sử dụng làm giàn giáo. Tre, gỗ, đã bị mục, bị mối xông hoặc bị khuyết do các tác động cơ học con người tạo nên, không được tiếp tục sử dụng. Thanh, ống kim loại trong giàn giáo thép nếu bị ăn mòn, gỉ sét hoặc bị biến hình do va đập, móp, bẹp cũng không được sử dụng .

Trên đây là môt vài thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về giàn giáo là gì, các thông số cơ bản cũng như yêu cầu cần thiết khi thiết kế lắp đặt với các công trình. Hy vọng, một vài thông tin ít ỏi trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về giàn giáo để có được cái nhìn chi tiết trong việc lựa chọn và sử dụng các loại giàn giáo cho công trình của mình.

Đánh giá Bài Viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *