Nếu bạn đang có dự định thi công công trình hay người thân trong việc xây dựng nhà ở, việc bạn cần làm khi bắt tay vào dự án là tìm hiểu các loại giàn giáo trong xây dựng, vì đây là sản phẩm không thể thiếu đối với bất kỳ công trình kiến trúc nào. Cần phải nắm rõ đặc tính của từng loại để tránh lãng phí nguồn tài chính của mình.
Giàn giáo là gì
Hiểu đơn giản giàn giáo là một hệ thống khung thép được liên kết với nhau chặt chẽ thông qua các khóa hoặc bu lông, đinh vít.
Với nguyên liệu tạo thành từ khung thép giàn giá0 được dùng để nâng đỡ con người trong quá trình thi công, xây dựng công trình ở những vị trí cao mà không thể chạm tới.
Phân biệt các loại giàn giáo trong xây dựng
Có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân loại một bộ giàn giáo hoàn chỉnh, nhưng thường được chia ra thành 2 loại sau:
_ Theo chất liệu: loại giàn giáo này được sản xuất từ hợp kim cứng cáp để đảm bảo an toàn cho hệ thống.
_ Theo công dụng: với mỗi công trình sẽ có nhiều giàn giáo khác nhau được áp dụng, và có những chức năng khác nhau
1. Giàn giáo khung (truyền thống)
Hệ thống giàn giáo khung bao gồm: khung giàn giáo, giằng chéo, kích tăng, cầu thang, mâm giàn giáo.
Giàn giáo khung được chia ra làm 2 loại là nhúng kẽm và sơn dầu. Tuy kết cấu chi tiết của hai loại là giống nhau nhưng về độ bền thì giàn giáo khung cao hơn so với sơn dầu.
_ Giàn giáo nhúng kẽm có khả năng chống oxy hóa, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết: nhiệt độ, mưa gió,…
_ Giàn giáo sơn dầu khi bị bong tróc lớp sơn dễ bị rỉ sét và gãy đổ. Vì thế mà giàn giáo sơn dầu ngày càng bị hạn chế sử dụng.
Có rất nhiều kích thước của giàn giáo khung nhằm linh động khi xây dựng công trình: 900mm, 1200mm, 1530mm, 1700mm x 1250mm.
Giá thành của giàn giáo khung rẻ hơn nhiều so với các loại giàn giáo khác, và được sử dụng nhiều ở các công trình vừa và nhỏ.
2. Giàn giáo nêm
Giàn giáo nêm bao gồm thanh giằng, chống consol, cột chống, thanh chống, kích tăng… do có sự chắc chắn, kết cấu vững, chịu được trọng tải lớn nên phù hợp với các công trình lớn hơn giàn giáo khung, là giải pháp tối ưu cho đổ dầm, sàn hay cột,…
3. Giàn giáo ringlock (giàn giáo đĩa)
Ngoài ra khi nói về các loại giàn giáo trong xây dựng không thể không kể đến giàn giáo ringlock ( tên gọi khác là giàn giáo mâm đĩa ).
So với giàn giáo nêm thì giàn giáo ringlock không có sự khác biệt lớn. Các bộ phận cơ bản trong giàn giáo ringlock gồm: đà chống, thanh giằng, chống consol,… Tuy nhiên các khớp nối được cải tiến để tăng độ chắc chắn.
Nguyên liệu được sử dụng để tạo ra giàn giáo ringlock chủ yếu là thép, sắt mạ kẽm.
4. Giàn giáo pal (giàn giáo coma)
Giàn giáo coma hay còn gọi là giàn giáo chữ A là các tên khác của giàn giáo pal. Vì có sức chịu tải lớn nên giàn giáo pal được sử dụng chủ yếu trong các công trình hệ thống cầu đường.
Vì cấu tạo của giàn giáo được tạo thành từ các khung chống hình tam giác nên tăng khả năng chịu lực cao, thích hợp chống đỡ các sàn có diện tích lớn.
Trên đây là thông tin về các loại giàn giáo trong xây dựng phổ biến nhất đang có mặt trên thị trường. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều loại giàn giáo khác nhau do luôn được cải tiến để phù hợp với các loại công trình. Nắm được nhu cầu đó công ty Ngô Gia Thịnh đã nghiên cứu và đưa ra thị trường các loại giàn giáo phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Cung cấp được số lượng lớn cho công trình khi cần thiết, cùng với đội ngũ vận chuyển riêng biệt luôn sẵn sàng hỗ trợ nhà thầu rút ngắn thời gian thi công.