Kích thước các loại giàn giáo phổ biến trong ngành xây dựng

Xây dựng là ngành yêu cầu độ chính xác rất cao để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như người thi công công trình. Có rất nhiều trang thiết bị, vật liệu hỗ trợ cho việc xây dựng, trong đó các loại giàn giáo đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu giúp hoàn thiện công trình hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều loại giàn giáo với kích thước khác nhau giúp hỗ trợ cho việc thi công các loại công trình quy mô khác nhau từ nhà cao tầng, chung cư, nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp, lắp đặt thiết bị điện,… Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà người thi công công trình sẽ lựa chọn kích thước các loại giàn giáo theo tiêu chuẩn phù hợp để xây dựng.

Phân loại các loại giàn giáo phổ biến trong xây dựng
Phân loại các loại giàn giáo phổ biến trong xây dựng

Phân loại các loại giàn giáo phổ biến trong xây dựng

Trong xây dựng có nhiều loại giàn giáo khác nhau và kích thước của các loại giàn giáo cũng khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Dựa vào chức năng có thể phân chia thành các loại giàn giáo phổ biến như sau: Giàn giáo khung, giàn giáo nêm, giàn giáo ringlock.

Giàn giáo khung

Giàn giáo khung còn có tên gọi khác là giàn giáo H, đây là loại giàn giáo truyền thống thường được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Giàn giáo khung có cấu tạo gồm khung giàn giáo, giằng chéo, kích tăng, mâm giàn giáo, cầu thang. Giàn giáo được làm từ chất liệu thép mạ kẽm hoặc sơn dầu, độ dày khoảng 2mm, với độ dài tiêu chuẩn là 1m96 và 1m71.

Giàn giáo nêm

Giàn giáo nêm hay còn được gọi là giàn giáo hoa thị. Hệ thống giàn giáo nêm có cấu tạo gồm các bộ phận chính: Giằng ngang, giằng chéo, chống đứng, hệ chống đà và các phụ kiện chốt nêm, U liên kết,… Giàn giáo nêm được làm từ vật liệu thép và cũng được mạ kẽm hoặc sơn dầu, nhưng loại mạ kẽm phổ biến hơn nhờ vào độ bền và giá trị thẩm mỹ cao.

Giàn giáo Ringlock

Giàn giáo ringlock hay thường được gọi với tên giàn giáo đĩa, có cấu tạo gồm các bộ phận chính: Thanh giằng, đà chống, chống consol,… Loại giàn giáo này được làm từ thép dày chắc chắn với thanh giằng thường có độ dài từ 2 – 2.5mm, đà chống và chống consol thường có chiều dài 1m2.

Kích thước các loại giàn giáo

Trong xây dựng, nhà thầu không chỉ lựa chọn loại giàn giáo phù hợp mà còn phải lựa chọn kích thước các loại giàn giáo theo tiêu chuẩn cho từng loại công trình khác nhau.

Giàn giáo khung

Được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại giàn giáo. Đây là loại giàn giáo có thể chịu được tải trọng lớn nhờ sản xuất theo công nghệ hàn MIG. Giàn giáo khung có đầu nối hoặc không có đầu nối có các kích thước phổ biến gồm 1m7 x 1m25, 1m53 x 1m25, 1m2 x 1m25, 0.9m x 1m25.

Giàn giáo nêm

Giàn giáo nêm có công dụng chống sàn, thường được sử dụng chủ yếu để chịu lực khi đổ bê tông, dổ dầm, sàn, cột,… trong các công trình lớn. Kích thước giàn giáo nêm có giằng ngang 1m5, 1m2, 1m, 0.5m và chống đứng nêm 3m, 2m5, 2m, 1m5, 1m.

Giàn giáo ringlock

Có thể chịu được tải trọng lớn, đảm bảo được độ chắc chắn an toàn. Thanh giằng thường có chiều dài 1m đến 2m5. Thanh chống đà và thanh chống consol có kích thước 1m2.

Công ty Ngô Gia Thịnh là một trong những công ty uy tín cung cấp sản phẩm chất lượng gồm giàn giáo, cốp pha, vận thăng, cẩu tháp, máy gia công sắt, máy trộn bê tông, máy làm nền, thiết bị nâng hạ, máy phát điện… Nếu có nhu cầu mua hàng hoặc cần được tư vấn thêm về thông tin sản phẩm, hãy liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá Bài Viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *