Giàn giáo thi công là thiết bị chống đỡ bằng khung cứng, chịu trách nhiệm nâng đỡ công trình và giúp con người làm việc trên độ cao vượt ngoài tầm kiểm soát một cách an toàn. Có nhiều loại giàn giáo được chế tạo từ thép hay hợp kim cứng cáp với những tính chất khác nhau như giàn giáo khung, giàn giáo nêm, giàn giáo sắt….Nên tùy vào quy mô, thiết kế công trình cũng như chức năng tương ứng của mỗi loại giàn giáo mà khách hàng lựa chọn thuê giàn giáo sắt, giàn giáo kẽm hay giàn giáo sơn dầu….cho phù hợp với công trình.
Các phụ kiện giàn giáo
Hệ giàn giáo pal – giàn giáo coma: Hệ giáo này được thiết kế theo dạng khung tam giác, khi lắp dựng tạo thành khối với liên kết ngang, chéo nêm rất an toàn và khả năng chịu lực cao, song việc vận chuyển, lắp dựng rất khó khăn.
Hệ Giàn Giáo Nêm – Giàn Giáo Vietform: là hệ giáo chuyên dùng để chống sàn trong xây dựng dân dụng. Cấu tạo của hệ giáo nêm được tổ hợp từ các bộ phận như cây chống đứng, cây chống đà, cây chống consol, các thanh giằng ngang và kích tăng đầu, kích tăng u để tạo nên hệ giáo chống đỡ tối ưu.
Cây chống đứng: Làm từ thép ống tròn D49, dày 2ly hoặc 2.5mm. Chất liệu thép đen nhúng sơn dầu, thép mạ kẽm hoặc cao cấp hơn là thép nhúng kẽm nóng. Chiều cao chống nên là tổ hợp các khẩu độ từ 1.0m; 1.5m; 2.0m; 2.5m; 3.0m.
Cây chống đà: chuyên chống đà, dầm giật cấp so với sàn chính
Chống consol dùng chống vách
Các thanh giằng ngang dùng để liên kết và cố định khoảng cách độ cứng của cây chống nêm. Thanh giằng ngang được làm từ thép ống D42, dày 1.8mm hoặc 2mm.
Các loại giàn giáo thông dụng
Phân Loại Giàn Giáo Theo Chất Liệu
- Có Giàn giáo sắt, giàn giáo thép….các loại làm bằng hợp kim cứng cáp. Thông dụng nhất là 2 loại: Giàn giáo mạ kẽm và giàn giáo sơn dầu.
- Kẽm hay sơn dầu là một lớp bao phủ bên ngoài, bao phủ che chắn hoàn toàn bề mặt kim loại để chống oxy hóa giúp tăng tuổi thọ cho giàn giáo Ngoài ra lớp bao phủ này còn mang lại độ thẩm mỹ cho hệ giàn giáo.
- Giá thành: giàn giáo mà kẽm có giá cao hơn giàn giáo sơn dầu bởi lớp sơn dầu thường dễ bị tróc, trầy xước, một yếu tố nữa là hệ giàn giáo mã kẽm nhìn không bắt mắt bằng.
Phân Loại Giàn Giáo Theo Công Dụng
- Giàn giáo khung (giàn giáo truyền thống)
- Giàn giáo nêm
- Giàn giáo đĩa (giàn giáo Ringlock)
- Giàn giáo Coma (giàn giáo Pal)
- Giàn giáo thủy lực
Khi nào nên thuê giàn giáo sắt
Phục vụ cho các công trình xây dựng cầu đường bởi sức chịu đựng của nó tốt hơn so với 2 loại giàn giáo khung và giàn giáo nêm.
Tuỳ vào thời gian thi công của dự án mà quyết định thuê hay mua (ví dụ đối với giàn giáo đĩa thế hệ mới ringlock nếu dự án của bạn khoảng 6 tháng thì nên đầu tư thuê giàn giáo. Chi phí thuê sẽ đỡ hơn là mua cả bộ)
Xem xét khả năng lưu kho và luân chuyển hàng: Giàn giáo sắt đòi hỏi một kho bãi lưu giữ khá lớn, kèm theo đó là hệ thống máy móc hỗ trợ nâng và điều chuyển hàng. Vì vậy, nếu vị trí địa lý không cho phép, kho bãi và nhân lực thực hiện điều chuyển hàng không đủ đáp ứng thì việc lựa chọn một nhà cung cấp cho thuê giàn giáo sắt sẽ là một lựa chọn kinh tế, đáp ứng mọi nhu cầu về chất lượng, tiến độ và cả khối lượng giàn giáo.
Kinh nghiệm sử dụng – Yếu tố an toàn : xem xét các yếu tố về kinh nghiệm sử dụng và đã có kinh nghiệm tính toán khối lượng giàn giáo cần đáp ứng cho công trình chưa? Đội ngũ công nhân thi công đã có kinh nghiệm tháo lắp và bảo quản thiết bị chưa?
Nơi cho thuê giàn giáo sắt giá tốt, uy tín
Hiện nay, Ngô Gia Thịnh đang là đơn vị được khách hàng tin tưởng trong việc cho thuê giàn giáo thi công phục vụ công trình. Hệ thống giàn giáo của công ty đạt chất lượng và được kiểm tra thường xuyên trước khi bàn giao cho khách hàng. Đội ngũ kỹ sư của Ngô Gia Thịnh sẽ hỗ trợ bạn thực hiện đúng quy cách lắp ráp tại công trình thi công. Nếu bạn có nhu cầu, công ty sẽ trực tiếp giám sát trong suốt quá trình thi công.