Có bao nhiêu loại xà gồ phổ biến và mỗi loại xà gồ dùng để làm gì?

Xà gồ là một cấu trúc ngang của mái nhà, có dạng hình W hoặc dạng máng rãnh, chúng thường được kết hợp với các vì kèo gốc, các dầm thép hay các bức tường xây dựng để đảm bảo lực chịu được sức nặng và tải trọng cho toàn bộ tầng mái hoặc các vật liệu phủ như ngói, tôn,…Tuỳ theo tính chất mà xà gồ được ứng dụng cho phù hợp với mỗi loại công trình, như với kiến trúc xây dựng cổ thì người ta dùng xà gồ gỗ, còn với các kiến trúc hiện đại hoặc cần yếu tố chống cháy, chống ăn mòn bởi tác động ngoại lực và tự nhiên thì dùng xà gồ thép. Cùng tìm hiểu vai trò và ứng dụng mỗi loại xà gồ dùng để làm gì nhé!

Có bao nhiêu loại xà gồ phổ biến và mỗi loại xà gồ dùng để làm gì ?

Xà gồ được chia làm 2 loại phổ biến theo cấu tạo: xà gồ gỗ và xà gồ thép. Loại thép được ưa chuộng hơn bởi ưu điểm chống ăn mòn, chống mối mọt ưu việt hơn loại xà gồ gỗ. Vì thế nhắc đến xà gồ thì người ta nghĩ ngay đến xà gồ thép với các loại như: xà gồ chữ C, xà gồ dạng Z, xà gồ chữ U.

Có bao nhiêu loại xà gồ phổ biến và mỗi loại xà gồ dùng để làm gì ?
Có bao nhiêu loại xà gồ phổ biến và mỗi loại xà gồ dùng để làm gì ?

Với những ưu điểm chống ăn mòn vượt trội nên xà gồ thép có tính ứng dụng cao trong nhiều công trình, phù hợp nhiều mục đích như : làm kèo, làm khung thép cho kho xưởng, làm mái nhà, khung nhà cho các công trình dân dụng hoặc ứng dụng làm đòn tay thép trong thiết kế nhà tiền chế và gác đúc.

>>>Xem thêm: Thế nào là tiêu chuẩn cát đắp nền?

Những lưu ý khi ứng dụng xà gồ xây dựng trong thiết kế

  • Xà gồ được lựa chọn dựa trên yêu cầu của từng loại công trình sao cho sử dụng an toàn hợp lý.
  • Thiết kế xà gồ chú ý đến trọng lượng tấm lợp mái sao cho phù hợp, số lượng xà gồ chọn theo nguyên tắc dùng nhiều xà gồ với tấm lợp nặng và dùng ít hoặc thưa xà gồ với tấm lợp mái nhẹ nhằm tiết kiệm chi phí.
  • Tỉ lệ cân đối giữa chiều dài so với độ sâu của xà gồ là 1/32, phải có sự phù hợp tương ứng giữa tấm kim loại sử dụng cho tường, mái và ốp ván gỗ với chiều dài và tải trọng của các xà gồ mái.
  • Khoảng cách giữa các xà gồ mái và xà gồ tường từ 1,2m đến 1,8 m.
  • Tấm lợp mái giữ vai trò như màng chắn gió với hệ thống giằng ngang bên dưới. Thanh treo cần được trang bị và đảm bảo sự cân bằng cho toàn bộ chóp mái.
  • Để tăng sự vững chắc và độ cứng ngang thì đòn đỉnh mái cần được gắn chặt dọc theo chiều dài của chúng ở các điểm khác nhau.
Những lưu ý khi ứng dụng xà gồ xây dựng trong thiết kế
Những lưu ý khi ứng dụng xà gồ xây dựng trong thiết kế

Đối với xà gồ thép thì cần lưu ý thêm

+ Căn cứ vào khối lượng và độ dài của phần mái phủ để tính toán và chọn mua xà gồ thép cho phù hợp với số lượng theo nguyên tắc trên, tránh lãng phí.

+ Xà gồ được đặt dựa trên các thông số kỹ thuật cụ thể nhằm chọn xà gồ phù hợp với mục đích sử dụng của công trình.

Đối với xà gồ thép thì cần lưu ý thêm
Đối với xà gồ thép thì cần lưu ý thêm

+ Khi thi công cần tính toán cân đối các tỷ trọng, độ dài, độ sâu giữa phần tường và mái với xà gồ mái.

+ Chú ý vị trí đặt thanh treo sao cho phù hợp nhằm tăng thêm độ cứng của xà gồ và kiểm soát được độ lệch.

Ngô Gia Thịnh tự hào là nơi đem đến chất lượng tiêu chuẩn về các sản phẩm thi công mái ngói, xà gồ, đảm bảo giá cả, chất lượng, nguồn hàng cạnh tranh. Đem đến dịch vụ cung ứng và hậu mãi chất lượng hài lòng khách hàng.

Đánh giá Bài Viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *