TIÊU CHUẨN CHO KHOẢNG CÁCH XÀ GỒ MÁI NGÓI

Trong thi công phần thiết kế mái của các công trình xây dựng, thì khoảng cách xà gồ mái ngói được quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc đảm bảo tính thẩm mỹ đây còn là kĩ thuật tăng độ chắc chắn, là giá đỡ cho toàn bộ công trình, chống lại các tác nhân thời tiết bên ngoài.

1.   Xà gồ là gì??

Xà gồ thép hộp nằm trong cấu trúc ngang của mái nhà. Là vật liệu có khả năng chống đỡ tải trọng cho phần mái, giá đỡ cho toàn bộ công trình.

Xà gồ giúp liên kết các khung tạo thành bộ khung vững chắc, kiên cố giảm tải trọng của những áp lực xung quanh.

2.   Tiêu chuẩn cho khoảng cách xà gồ mái ngói

Đối với từng loại khung khác nhau sẽ có khoảng cách xà gồ mái ngói tương ứng

Nói đến xà gồ là đang nói đến bộ phận chịu lực. Xà gồ sử dụng trong kết cấu 3 lớp mái và thường gác lên 2 đầu hồi.

_ Xà gồ thanh C được ốp hộp có chiều cao 100mm và dày 0,78dem đến 1 ly mỗi thanh.

_ Mái đóng trần hoặc bê tông sử dụng khung kèo 2 lớp (gồm khung kèo chữ A và li tô lợp ngói) thì khoảng cách thông thường sẽ là 0,85–1,1m. Khoảng cách kèo tối ưu là 1,1–1,2m.

_ Với Khung kèo thép mạ 3 lớp nhằm tận dụng khoảng không bên dưới làm nhà kho hoặc tùy ý gia chủ thì khoảng cách xà gồ tối ưu nhất là từ 0,8–0,9m.

Tiêu chuẩn cho khoảng cách xà gồ mái ngói
Tiêu chuẩn cho khoảng cách xà gồ mái ngói

3.   Thiết kế xà gồ phụ thuộc vào điều gì?

Kích thước xà gồ phù hợp sẽ được quyết định bởi tải trọng và độ dài tấm lợp. Bên cạnh đó trọng lượng mái lợp cũng ảnh hưởng nhiều tới bản thiết kế.

Trọng lượng nặng thì khi xây dựng phải cần chuẩn bị nhiều xà gồ hơn, ngược lại khi sử dụng những tấm lợp nhẹ, bạn cần phải tốn chi phí nhiều hơn cho bản vẽ thiết kế. Do đó cần tính toán chính xác khi thi công, tốt nhất là tìm đến sự tư vấn của những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng.

Bản vẽ thiết kế xà gồ phải đạt chuẩn cân đối với chiều dài và độ sâu. Khi thi công phần mái, tấm kim loại và khung tường phải tương ứng với chiều dài và tải trọng của xà gồ thì mới đảm bảo được độ liên kết chắc chắn, khoảng cách thường nằm trong khoảng từ 4-6 ft.

Ngoài ra trên thị trường cũng có nhiều loại ngói lợp như: Ngói Thái Lan, Ngói Nhật, Ngói Đồng Tâm, Ngói đất nung,..tùy theo nhu cầu và bản thiết kế mà lựa chọn nguyên liệu cũng như kích thước phù hợp với công trình

_ Ngói Thái Lan: 10v/m2 chia theo chỉ số là 315-340mm đây là bước chia cơ bản, hoặc có thể chia ra để cho chẵn số lượng ngói

_ Ngói Nhật Bản: với loại ngói này ta cũng sử dụng bước chia như sau 9.5v/m2 chỉ số nhận được từ 315-345mm. Với trường hợp nhiều loại mái có độ dốc lớn ta có thể chia ngói lên đến 360mm, nhưng vẫn nên sử dụng mái có độ dốc nhỏ vì hạn chế được khi trời mưa nước ít tạt vào.

_ Ngói đất nung: bước chia sẽ nhỏ hơn 22v/m2, thông thường từ 275-285mm được liên kết bằng các ngàm, do đó yêu cầu việc lắp đặt phải chính xác, tránh bị hở và tạt nước vào.

Trên đây là một số khoảng cách cơ bản cho mái ngói, hiện nay thị trường cũng cho ra mắt nhiều loại mẫu thiết kế mới nhằm đáp ứng với tính đa dụng và hạn chế thời gian kéo dài thi công công trình. Do đó khi lắp đặt phải biết được quy cách và thông số để chia khoảng cách xà gồ mái ngói phù hợp và chính xác nhất.

Đến với Ngô Gia Thịnh đơn vị cho thuê thiết bị xây dựng có tiếng trên thị trường, cùng với đội ngũ kĩ sư và nhân viên giàu kinh nghiệm đã tham gia tư vấn cho nhiều dự án lớn nhỏ trong lĩnh vực xây dựng. Với phương châm “ Tiếp sức cho mọi công trình” Ngô Gia Thịnh sẽ đem lại sự an tâm và chất lượng đến cho quý khách hàng.

Đánh giá Bài Viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *