Việc xây nhà ngoài yếu tố thẩm mỹ thì còn cần quan tâm đến sự chắc chắn. Trong đó khoảng cách xà gồ thép hộp là điều được chú trọng hơn cả vì nếu không tính toán kĩ lưỡng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không đáng có cho công trình. Vậy khoảng cách xà gồ lợp tôn được tính như nào là hợp lý?
Nội Dung
1. Định nghĩa về xà gồ?
Xà gồ là bộ phận chuyên dùng để chống đỡ sức nặng của phần mái, ngoài sự hỗ trợ của tường, dầm thép, xà gồ góp phần tạo nên độ chắc chắn cho tầng mái của công trình.
2. Vai trò của xà gồ
Xà gồ được sử dụng trong xây dựng để làm phần mái hoặc khung cho các công trình.
Xà gồ là yếu tố cấu thành nên sự bền đẹp cho công trình, tránh những tác động từ thời tiết hoặc thiên tai.
3. Phân loại xà gồ
3.1 Phân loại theo nguyên liệu sản xuất:
_ Thép đen: loại xà gồ này được chế tạo bằng phương pháp cán nóng thép đen, sử dụng các mối nối hàn để nối thanh thép lại với nhau.
+ Ưu điểm của thép đen là nhẹ, bền không bị uốn cong khi có tác động mạnh
+ Nhược điểm là thép đen có độ nhám thấp, tính thẩm mỹ không cao do không có lớp mạ phía ngoài dễ gỉ sét. Độ dài của thép bị hạn chế nên không thể áp dụng cho toàn bộ các công trình.
_ Thép mạ kẽm: xà gồ được làm từ thép cán nóng và cán nguội sau đó phủ một lớp kẽm lên bề mặt
+ Ưu điểm: có khả năng chống ăn mòn tốt giảm gỉ sét, độ bền cao, kích thước đa dạng thích hợp nhiều loại công trình
Hình xà gồ thép mạ kẽm
3.2 Phân loại xà gồ theo hình dạng
_ Xà gồ chữ C: là loại xà gồ có mặt cắt chữ C được sử dụng trong khi xây dựng nhà xưởng có thêm bước cột dưới 6m
Hình xà gồ C
_ Xà gồ chữ Z: loại xà gồ có mặt cắt chữ Z sử dụng trong các công trình lớn có bước cột lớn hơn 6m
Hình xà gồ Z
4. Tại sao việc tính khoảng cách xà gồ lợp tôn là cần thiết?
Tại sao việc tính toán khoảng cách lại xà gồ lợp tôn là cần thiết?? Xà gồ lợp tôn chống đỡ cho mái tôn nên việc tính toán khoảng cách lại xà gồ lợp tôn hợp lí sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình thi công và sử dụng.
_ Bố trí xà gồ cho đúng tiêu chuẩn sẽ giúp cho việc nâng đỡ mái tôn đảm bảo kết cấu chung của ngôi nhà, giúp cho công trình an toàn hơn.
_ Điểm cộng thứ hai là giúp cho công trình có tuổi thọ cao hơn, ít hư hỏng, khi đảm bảo đúng kĩ thuật sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các tác động môi trường bên ngoài.
_ Tiết kiệm chi phí trong quá trình thi công và sử dụng trong thời gian dài, khi thiết kế và thi công đúng xà gồ giúp cho công trình có độ bền cao tiết kiệm được nhiều lần các khoảng sửa chữa.
5. Cách tính khoảng cách xà gồ lợp tôn
Cách tính khoảng cách xà gồ lợp tôn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
_ Độ dày vật liệu tạo nên mái: gồm xà gồ, kèo và tôn lợp.
_ Độ dốc mái: đây là tiền đề để chuẩn bị cũng như tính toán được khoảng cách xà gồ phù hợp. Độ dốc của mái phụ thuộc vào chiều dài mái, địa hình khu vực, thời tiết qua các thời kì, tính thẩm mỹ công trình.
Công thức dùng để tính độ dốc là khoảng cách từ điểm cao nhất và điểm thấp nhất. Độ dốc thông thường sẽ là 70-90 cm, từ 80-120 cm với tôn chống nóng.
Sau khi đã tìm hiểu qua về khái niệm, phân loại, cũng như cách tính khoảng cách xà gồ lợp tôn sao cho hợp lý và đạt tiêu chuẩn xây dựng. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp phía trên, bạn sẽ biết được tầm quan trọng của xà gồ về độ thẩm mỹ cũng như an toàn mà xà gồ mang lại.
Để đảm bảo tính ổn định và bền chắc cho công trình chủ đầu tư nên tìm đến các đơn vị đã có danh tiếng trên thị trường và Ngô Gia Thịnh tự hào là đơn vị cho thuê thiết bị xây dựng có uy tín trên thị trường, với đội ngũ kĩ sư giàu kinh nghiệm đã tham gia vào nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau sẽ đem đến cho khách hàng sự an tâm khi thực hiện công trình.