Vật liệu làm giàn giáo ngày xưa và thời nay có gì khác nhau?

Trước sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự đô thị hoá thì nhiều công trình xây dựng như nhà ở, công ty, trung tâm mua sắm,… mọc lên như nấm. Chính điều đó đã thúc đẩy nền công nghiệp xây dựng cũng như công nghiệp cơ khí càng phát triển. Bởi vậy, mà vật dụng xây dựng như giàn giáo cũng có sự biến đổi lớn. Vậy vật liệu làm giàn giáo ngày xưa và thời nay có gì khác nhau? Hãy để bài viết sau bật mí cho bạn nhé.

Nội Dung

Giàn giáo là gì?

Để định nghĩa một cách dễ hiểu khái niệm của giàn giáo, ta có thể biểu đạt như sau. Giàn giáo là một hệ thống các khung thép được liên kết với nhau một cách chặt chẽ thông qua các khoá chắc chắn gồm bu lông, đinh vít.

Thông thường giàn giáo có 4 chân và 2 chéo và các mâm thao tác. Giàn giáo chính là bộ khung ghép dùng để giúp con người lên cao để dễ dàng thực hiện công việc ở trên cao mà bình thường không thể với tới và đảm bảo cho an toàn lao động.

Giàn giáo là gì?
Giàn giáo là gì?

Các vật liệu làm giàn giáo ngày xưa và hiện nay

Dù là ngày trước hay ngày nay thì giàn giáo được xem là một cấu trúc tạm thời hỗ trợ cho mọi người làm việc một cách cách hoàn hảo nhất

Vật liệu làm giàn giáo ngày xưa

Lúc trước, khi đời sống mọi người còn thô sơ thì gỗ, tre, nứa chính là những vật liệu không thể thiếu hằng ngày. Gỗ, tre, nứa được ứng dụng làm rất nhiều đồ dùng, trang thiết bị và cũng là vật liệu làm giàn giáo truyền thống. Với những công trình nhỏ ngày trước, giàn giáo truyền thống vẫn có thể giúp nâng đỡ con người ở những công trình này.

Tuy nhiên, những vật liệu gỗ, tre, nứa dễ bị mục rữa, hư hỏng cho nên mọi người luôn mong muốn có một vật liệu làm giàn giáo bền chắc hơn.

Vật liệu làm giàn giáo ngày nay

Với sự phát triển của đô thị, các nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, chính vì thế, giàn giáo cũng được tân tiến hơn, đạt được độ bền cùng chiều cao vượt trội. Để làm được những điều đó, vật liệu làm giàn giáo hiện nay đã được thay thế bằng thép. Sự ra đời của giàn giáo sắt, thép đã thay thế hoàn toàn giàn giáo truyền thống ngày trước.

Các loại giàn giáo phổ biến hiện nay

Để phân biệt các loại giàn giáo hiện nay, chúng ta có thể dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau và giàn giáo thường được chia ra làm các loại sau đây:

Giàn giáo khung (giàn giáo nhúng kẽm hoặc giàn giáo sơn dầu)

Có bộ phận của giàn giáo khung là giằng chéo, cầu thang, khung, kích tăng, mâm. Các kích thước của giàn giáo khung có rất nhiều loại phù hợp với những công trình có độ cao từ 900 mm đến 1700 mm x 1250 mm.

Giàn giáo khung phù hợp với những công trình vừa và nhỏ vì có giá thành rẻ.

Giàn giáo nhúng kẽm và giàn giáo sơn dầu có kết cấu giống nhau nhưng giàn giáo sơn dầu có độ bền kém hơn giàn giáo nhúng kẽm.

Giàn giáo đĩa

Giàn giáo đĩa (có tên tiếng anh là ringlock) hay giàn giáo mâm đĩa, được cấu tạo gồm thanh giằng, đà chống, chống consol,… các khớp nối được cải tiến để làm gia tăng độ bền cho giàn giáo. Ngoài ra, giàn giáo đĩa thường được làm từ thép và sắt mạ kẽm

Các vật liệu làm giàn giáo ngày xưa và hiện nay
Các vật liệu làm giàn giáo ngày xưa và hiện nay

 Giàn giáo nêm

Giàn giáo nêm có cấu tạo tương tự giàn giáo đĩa: thanh giằng, cột chống, thanh chống, kích tăng đầu, kích tăng u, chống consol,… Đây là giàn giáo được dùng nhiều trong các công trình cao lớn có yêu cầu tải trọng lớn.

 Giàn giáo nêm
 Giàn giáo nêm

 Giàn giáo Coma

Hay được gọi là giàn giáo chữ A hoặc giàn giáo Pal, có kết cấu hình tam giác, được dùng trong các công trình cầu đường hoặc chống đỡ các công trình cần có vật dụng chịu lực tốt, chống đỡ sàn có diện tích lớn.

 Giàn giáo Coma
 Giàn giáo Coma

Xem thêm: Bê tông cốt thép là gì? Những yếu tố tạo lên bê tông cốt thép

Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được những vật liệu làm giàn giáo từ xưa đến nay. Ngoài ra, bạn có thể đến ngay Ngô Gia Thịnh để lựa chọn những loại giàn giáo phù hợp với công trình của bạn.

Đánh giá Bài Viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *